Người dân làng nghề làm miến gạo Thăng Long phơi miến để phục vụ nhu cầu thị trường Tết.
Người dân tại các làng nghề kỳ vọng bán đắt hàng, được giá để Tết này thêm đầy đủ, ấm cúng.
Tại làng nghề miến gạo Thăng Long, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, thời điểm này nhiều hộ dân đang gia tăng sản xuất miến gạo Thăng Long để có đủ hàng bán cho người tiêu dùng. Loại miến này có màu trắng, chất lượng thơm ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện nghề làm miến gạo Thăng Long đang giúp 52 hộ dân với 134 lao động có việc làm ổn định, có thu nhập bình quân từ 100 - 200 triệu đồng/năm.
Theo UBND xã Thăng Long, miến gạo xã Thăng Long được du nhập vào huyện Nông Cống năm 2002 từ một số người dân làng Tân Dao, xã Thăng Long đi làm xa rồi mang công thức chế biến miến về làm tại quê nhà. Từ đó, nghề làm miến gạo Thăng Long được các hộ gia đình làm nhiều, sản phẩm này được người tiêu dùng sử dụng như một loại thực phẩm không thể thiếu trong dịp lễ, Tết.
Miến gạo Thăng Long có hình sợi dài, màu trắng, sạch, do làm thủ công và nguyên liệu chính là gạo nên rất an toàn khi sử dụng. Công thức làm miến gạo Thăng Long bao gồm quy trình lựa chọn nguyên liệu gạo rồi đem ngâm, xay. Khi xay xong thì nghiền bột và tiếp tục ngâm nước cho thành sợi miến rồi đem ủ trong 5 - 7 tiếng. Sau đó, phơi trên giàn giáo cao dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên cho đến khi miến khô cứng. Khi làm nghề này người dân sẽ có nguồn thu lớn và có thể tận dụng được mọi nguồn nhân công tham gia sản xuất miến..
Ông Trương Hữu Hoa, thôn Tân Giao, xã Thăng Long, huyện Nông Cống cho biết, ông làm miến gạo đã nhiều năm nay. Sản phẩm của cơ sở sản xuất miến nhà ông đã được huyện, tỉnh công nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được bán rộng rãi ở trong và ngoài tỉnh. Hiện mỗi năm gia đình ông sản xuất trên 100 tấn miến, thị trường các tỉnh miền Nam, miền Trung. Dịp Tết này mỗi ngày gia đình làm khoảng 5-10 tạ miến, dự kiến lợi nhuận sau trừ chi phí đạt 35-40 triệu đồng/tháng, Royal person meaning tổng thu nhập cả năm trên 200 triệu. Nhờ làm miến gạo Thăng Long gia đình ông đã thoát nghèo.
Sản phẩm miến gạo Thăng Long.
Bà Nguyễn Thị Hằng,Exploring the World of Jili Games_ Play Jili Games Demo Free for an Unmatched Gaming Experience thôn Tân Giao, Discovering the Luxurious World of First-Class Spaces_ Unveiling Comfort and Elegance xã Thăng Long, Exploring Slots Empire Walang Deposito Na Bonus_ A Guide to Risk-Free Gaming Thrills huyện Nông Cống cho biết, Nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ dồi dào ngày bình thường bà sản xuất được 200 kg miến gạo Thăng Long với giá bán buôn 20.000 đồng/kg. Riêng dịp Tết, dự kiến gia đình bà làm được 10 tấn miến, thu lợi nhuận 25-30 triều đồng. Nhờ làm nghề miến, thu nhập của gia đình bà đạt hơn 170 triệu đồng/năm, từ một hộ gia đình nghèo, gia đình chị đã có của ăn của để và nuôi con ăn học.
Ông Mạch Văn Thự, Chủ tịch UBND xã Thăng Long, huyện Nông Cống cho biết, dịp Tết Nguyên Đán các hộ dân làm miến phải tăng sản xuất lên gấp 3 - 4 lần ngày thường để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy sản xuất nhiều nhưng người dân ở đây vẫn làm đúng quy trình,777PNL login Registerkfcjili kí cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hiện, sản phẩm miến gạo đã trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương và được người tiêu dùng các tỉnh thành như Hà Nội, Ninh Bình, Bình Thuận ưa chuộng. Nghề làm miến gạo xã Thăng Long đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định công nhận làng nghề và sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.
UBND xã sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất miến gạo để đảm bảo các cơ sở sản xuất đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sản xuất chả cá tại Cơ sở hải sản Thắng Ngân, phường Hải Thanh (Thanh Hóa).
Còn tại các làng nghề sản xuất hải sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, người dân cũng đang tích cực sản xuất để bán cho vụ tết này. Tại cơ sở hải sản Thắng Ngân, thuộc phường Hải Thanh, các công nhân đang tích cực sản xuất để có kịp nguồn hàng xuất bán, bao gồm mực khô, tôm tươi, tôm hấp, chả cá… Đây là các thực phẩm thiết yếu có thể sử dụng trong những ngày Tết.
Bà Lê Thị Ngân, Chủ cơ sở hải sản Thắng Ngân cho biết, gia đình làm nghề sản xuất hải sản đã lâu, nhưng bán chạy hàng nhất là vào dịp cận Tết. Dự kiến vụ tết này gia đình bà sẽ bán ra thị trường 25 tấn hải sản khô, thị trường chủ yếu là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Ninh Bình… Nhờ làm nghề chế biến hải sản khô, gia đình đã thoát nghèo với thu nhập 1 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho 20 công nhân với mức lương 7 triệu đồng/người/tháng.
Sản phẩm chả cá của Cơ sở hải sản Thắng Ngân, phường Hải Thanh (Thanh Hóa).
Theo UBND thị xã Nghi Sơn, trên địa bàn thị xã Nghi Sơn có 97 nhà máy, cơ sở chế biến tập trung tại các phường xã có lượng đánh bắt hải sản lớn như phường Hải Thanh, Phường Hải Bình, Hải Châu… Năm nay, giá hải sản được mùa nên bà con rất phấn khởi, nhiều cơ sở hộ gia đình, làng nghề đã nhập hải sản về chế biến khô rồi bán ra thị trường trong dịp Tết này.
Các công nhân đang tích cực sản xuất mực khô, tôm tươi, tôm hấp, chả cá tại Cơ sở hải sản Thắng Ngân.
Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Trưởng phòng Phòng Kinh tế thị xã Nghi Sơn cho biết, UBND thị xã sẽ tổ chức các đợt kiểm tra các nguồn cung ứng thực phẩm dịp Tết, đặc biệt là sản phẩm chế biến. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đội quản lý thị trường chỉ đạo, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất hải sản, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.